Bất ngờ xuất trong Shark Tank Việt Nam năm 2019. Shark Nguyễn Hòa Bình với kinh nghiệm hơn 20 năm khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, ông chủ NextTech có phải là đối tác “nặng ký” mà các startup công nghệ chú ý trong bể cá mập? Cùng BizSpace.vn lật ngay lý lịch của doanh nhân 8x tầm cỡ này ngay trong bài viết này nhé
Xem nhanh tiểu sử shark Nguyễn Hòa Bình
- Tên thật: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày sinh: Đang Cập Nhật
- Quê gốc: Hà Tây
- Nghề nghiệp, chức vụ: Nhà sáng lập, kiêm chủ tịch tập đoàn NextTech, nhà đầu tư Shark Tank mùa 3
- Facebook: Đang cập nhật
- Hồ sơ Wiki: đang cập nhật
Shark Nguyễn Hòa Bình là ai?
Nguyễn Hòa Bình sinh ra tại Hà Tây, là nhà sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn công nghệ NextTech. Khởi nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đến nay Nguyễn Hòa Bình là cái tên rất nổi tiếng trong giới công nghệ Việt Nam.
![Chân dung Shark Nguyễn Hòa Bình](https://bizspace.vn/wp-content/uploads/2019/08/chan-dung-shark-nguyen-hoa-binh.jpeg)
Xuất hiện bất ngờ trong Shark Tank mùa 3 với vai trò của nhà đầu tư, anh còn mang đến một “Cơ hội thứ hai” cho những startup chưa gọi vốn thành công trong chương trình bằng nguôn quỹ 100USD tử NextTech.
Học Vấn
Từ khi 15 tuổi, Nguyễn Hòa Bình đã có đam mê lớn với công nghệ trong lần đầu tiếp xúc với chiếc máy tính. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh quyết định theo học ngành công nghệ tại đại học Quốc gia Hà Nội.
Tài năng của Bình sớm được bộc lộ, anh dành được nhiều thành tích trong các cuộc thi tài năng công nghệ như: Vifotech, Trí tuệ Việt Nam, Tuổi trẻ sáng tạo, Tài năng tin học trẻ, giải Imagine Cup do Microsoft phát động…
Ông Bình có bằng thạc sỹ về tin học đô thị của Đại học thành phố Osaka (Nhật Bản) và hơn 30 giải thưởng về kinh doanh công nghệ trong suốt quá trình khởi nghiệp.
Khởi nghiệp khi mới 19 tuổi
Ngay từ những năm còn trên ghế giảng đường, Nguyễn Hòa Bình đã thành lập công ty riêng trên nền tảng Internet đầu tiên mang tên PeaceSoft với số vốn 2 triệu đồng. Đây là một trong những start-up công nghệ đầu tiên của Việt Nam chuyên gia công phần mềm.
Bước ngoặt lớn làm thay đổi PeaceSoft xảy ra vào năm 2003. Trong Hội thảo Net Booking lớn nhất của kinh doanh châu Á, công ty này đã nhận được sự chú ý của Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG.
Sau hơn 7 năm làm gia công phần mềm, Nguyễn Hòa Bình nhận thấy đây là công việc có nhiều bắt cập, hao tốn nhiều tiền của nhưng không có lời nhiều. “Chưa được 3 năm là tôi mệt mỏi, đi ‘code dạo’ ráo mồ hôi là hết tiền, ốm không làm được là đói”, anh Bình chia sẻ.
Anh quyết định chuyển sàng dự án mới là Chodientu.vn. Đây là dự án tiên phong trong ngành TMĐT Việt Nam. Chodientu là nơi mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng mua sắm online.
Ý tưởng của Chodautu xuất phát từ mô hình eBay và Alibaba, cùng với sự đầu tư của quỹ IDG Ventures.
Sau thất bại tại thị trường Trung Quốc, Tập đoàn eBay (Mỹ) quay sang Đông Nam Á và chọn PeaceSoft làm đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.
Tuy nhiên, thời kỳ “hưng thịnh” của PeaceSoft nhanh chóng qua đi khi Lazada, Shopee tấn công thị trường Việt Nam. EBay cũng không muốn đốt tiền và nhanh chóng ngưng hợp tác với ông Bình.
NextTech – thành công lớn của shark Nguyễn Hòa Bình
Năm 2016 là một bước chuyển mình thứ hai của PeaceSoft. Founder Nguyễn Hòa Bình tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn và đổi tên thành NextTech. Mục đích của việc chuyển đổi nhằm đưa công ty tham gia vào cuộc chơi lớn hơn: điện tử hóa thương mại với tổng doanh số bán lẻ lên đến 100 tỷ đô mỗi năm.
Anh bắt đầu phát triển công ty mới bằng cách xây dựng hệ sinh thái với 20 dịch vụ điện tử hóa hoạt động tại Việt Nam và 8 thị trường khác tại Đông Nam Á và Trung Quốc trong. 4 lĩnh vực mà NextTech đang hướng đến chính là: thương mại điện tử, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần và giáo dục.
Bên cạnh thành công kể trên, doanh nghiệp còn sở hữu nhiều thương hiệu công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như: FastGo, mPOS, VIMO.vn, Ngân Lượng, Boxme… Tổng sản lượng giao dịch điện tử hàng năm ướt đạt 3 tỷ đô. Với số lượng nhân viên lên đến 200 người tại 8 quốc gia trong khu vực.
NextTech từng được ví như “Alibaba của Việt Nam”. Doanh nghiệp này còn được bầu chọn là 1 trong 10 công ty có ảnh hưởng đến sự phát triển Internet của Việt Nam .
Shark Bình nói rõ quan điểm: “Mảng thương mại điện tử tôi làm xuyên biên giới thì tốt, mảng nội địa đang là đại dương đỏ nên không chú trọng đầu tư nữa”.
Đồng quan điểm với ông Bình, một lãnh đạo từng điều hành trang trang thương mại điện tử Adayroi cũng từng cho biết biên lợi nhuận ngành này thấp, chỉ từ 1-1,5%.
Những đóng góp tích cực của chủ tịch NextTech cho SharkTank 3
Xuất hiện trên hàng ghế cá mập trong Shark Tank mùa 3, Nguyễn Hòa Bình rất tâm đắc trong việc “Tìm ra “long mạch” – được hiểu là chiến lược phù hợp cho thị trường.
Thấu hiểu trước tính đào thải khốc liệt của các startup công nghệ, shark Bình và NextTech đã thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn sớm Next100 với quy mô 10 triệu USD lai ghép từ 3 mô hình Venture Builder – Ecosystem – Venture Capital. Quỹ ra đời với mong muốn nâng cao năng lực và làm bệ phóng cho hàng trăm Startup Việt thành công tại thị trường trong nước và vươn ra Đông Nam Á. Đồng thời quỹ cũng mong muốn đầu tư vào các Startup công nghệ mới độc đáo trong khu vực.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng đóng vai trò là mentor tư vấn, huấn luyện đồng thời hỗ trợ thực chiến mọi mặt cho các startup Việt.
Shark Bình bày tỏ quan điểm: “Tìm ra “long mạch” và công thức tăng trưởng bền vững cho starup công nghệ, cùng hệ sinh thái rộng lớn tạo đột phá thị trường công nghệ Việt Nam và phát triển ra khu vực Đông Nam Á là những điều các doanh nhân công nghệ Việt tìm thấy tại Next100.”
Bên cạnh Quỹ đầu tư NexTech100, shark Bình cũng bày tỏ mong muốn “mang đến cách kinh doanh, kinh nghiệm và nguồn lực góp phần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đủ sức cạnh tranh ở tầm khu vực”.
Chủ tịch NextTech cũng từng được bầu chọn trong Top những người có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam giai đoạn 2007-2017.