Có vô số lý do khiến bạn muốn từ bỏ công việc hiện tại, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể thẳng thắng chia sẻ lý do đó với cấp trên, đặc biệt nếu nguyên nhân khiến bạn muốn thay đổi công việc lại xuất phát từ sếp. Tuy nhiên, để cấp trên đồng ý ký vào đơn xin thôi việc của bạn thì hãy cho họ một lý do chính đáng và thuyết phục nhất. 11 lý do xin nghỉ việc hợp lý nhất dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng được sếp đồng thuận, thậm chí sẽ khiến họ muốn welcome bạn trở về!
10 lý do nghỉ việc thuyết phục nhất
Lý do 1: Xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe
Lý do sức khỏe là một trong những cách xin nghỉ việc khôn ngoan nhất để cấp trên đồng ý cho bạn. Nếu dạo gần đây, sức khỏe của bạn suy giảm: đau nửa đầu, chuột rút nặng, hoặc mắc các bệnh cần chữa trị kịp thời,… khiến công việc không đạt kết quả của công ty đề ra, thì đây là lý do thỏa đáng để cấp trên đồng ý cho bạn thôi việc.
Bạn có thể viết lý do như sau:
Trong suốt quá trình làm việc, tôi luôn làm đúng trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên do sức khỏe trong thời gian gần đây không đảm bảo, bắt buộc phải đi khám thường xuyên nên không đáp ứng được nhu cầu công việc. Vì vậy, tôi viết đơn này kính đề nghị (…) cho tôi xin nghỉ việc.
Lý do 2: Muốn tìm cơ hội phát triển mới
Đối với những người mới ra trường mong muốn có môi trường làm việc phù hợp thì đây là lý do khiến cấp trên dễ dàng đồng cảm với bạn. Vì hầu hết những người trẻ luôn tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp với mức lương cao, có cơ hội thăng tiến và linh động trong công việc để tránh thụ động, nhàm chán.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có khả năng nhìn nhận được năng lực và dùng người đúng chỗ. Lý do nghỉ việc của bạn có thể khiến sếp hơi sốc một chút nhưng chắc chắn họ sẽ luôn ủng hộ và không muốn cản trở bạn thêm. Tuy nhiên, nếu bạn vội vàng ứng tuyển cho công việc mới chỉ vì thấy nhiều người đang làm thì bạn nên cân nhắc thật kỹ bởi một khi đã chủ động xin nghỉ việc thì rất khó được tuyển lần nữa.
Tôi rất lấy làm tiếc vì không còn được làm việc tại công ty trong thời gian sắp tới. Tôi quyết định đảm nhận vị trí mới để tìm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp, phù hợp hơn với chuyên môn và khả năng làm việc của tôi.
Lý do 3: Xin nghỉ việc nhẹ nhàng: không muốn ảnh hưởng công việc chung
Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng và “có tâm” nhất quả đất chính là vì tập thể. Có thể giai đoạn này bạn cảm thấy chán nản không còn hứng thú với công việc sau khi trải qua 1 cú sốc tinh thần khá lớn: chia tay người yêu, gia đình có người bị nạn,…
Tuy nhiên, đừng nên kể lể về những trải nghiệm tồi tệ trong công việc khi đó chỉ là cảm xúc của riêng bạn. Nếu là lý do tế nhị và sếp rất muốn biết, bạn có thể chia sẻ riêng và yêu cầu được giữ bí mật. Hãy thẳng thắng nói rõ với cấp trên rằng bạn không còn làm việc năng suất và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến công ty.
Có thể nêu lý do súc tích như sau:
Vì một số lý do cá nhân, tôi phải ở nhà trong nhiều tháng tới. Tôi cũng nhận thấy công việc riêng của tôi sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty. Vì vậy, tôi viết đơn xin thôi việc này và rất mong được ban giám đốc chấp thuận.
Lý do 3: Vì hoàn cảnh gia đình
Để viết đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp, nêu ra một lý do khách quan như vì hoàn cảnh gia đình bắt buộc thì sếp không thể nào trách hay cố gắng níu giữ bạn lại. Những lý do khách quan như: chuyển chỗ ở, về quê chăm lo sức khỏe cho ba mẹ, định cư ở một nơi khác… rất khó có thể khiến cấp trên cố gắng tăng lương hay hỗ trợ để giữ bạn ở lại công ty.
Vd: Trong thời gian tới, tôi phải chuyển về quê làm việc để tiện thể chăm sóc sức khỏe cha mẹ… Do vậy, tôi không thể tiếp tục công tác tại công ty được nữa. Rất mong anh/chị thông cảm và chấp thuận cho đơn xin nghỉ việc của tôi.
Lý do 4: Ngưng làm việc để học tập
Không ngừng học tập và rèn luyện để phát triển các kỹ năng cá nhân. Trong thời gian ngắn tới, bạn đăng ký những khóa học chuyên sâu để nâng cao kiến thức chuyên môn và cải thiện kỹ năng của bản thân. Đó cũng là một lý do xin nghỉ việc của những người chuyên nghiệp và có chí hướng mạnh mẽ trong công việc.
Bạn có thể viết như sau:
“Trong thời gian sắp tới, tôi có đăng ký khóa học về marketing để cải thiện kỹ năng của bản thân, nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. Tôi rất mong anh/chị thông cảm và chấp thuận đơn xin nghỉ việc của tôi.”
Dĩ nhiên, nếu bạn đã có kế hoạch phát triển bản thân thì đây cũng là điểm cộng cho CV ứng tuyển vào vị trí kế tiếp.
Lý do 5: Cảm thấy không phù hợp với công việc ở công ty
Đây là lý do thường thấy ở những sinh viên mới ra trường, đang trong giai đoạn tìm kiếm một công việc/ tổ chức phù hợp với năng lực của bản thân. Trạng thái cảm thấy không hợp với công việc hiện tại hoặc bất đồng với văn hóa, chính sách của công ty sẽ gây ra rất nhiều áp lực và suy nghĩ tiêu cực trong bạn. Điều này còn làm trễ nải, ảnh hưởng xấu đến công việc chung của tập thể. Chính vì vậy, bạn nên chia sẻ khéo léo với cấp trên của mình và thuyết phục họ tìm người thay thế.
Lý do 6: Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp
Đây là quyết định quan trọng khi chuyển hướng sang 1 nghề khác. Vì vậy, bạn cần có nhiều thời gian để bắt đầu từ đầu với 1 công việc hoàn toàn mới. Để thuyết phục giám đốc ký đơn xn nghỉ việc, ít nhất bạn có thể chia sẻ lý do nào bạn muốn thay đổi nghề nghiệp hiện tại. Chắc chắn cấp trên sẽ ủng hộ bạn với kế hoạch nghề nghiệp mới trong tương lai.
Bạn có thể trình bày lý do như sau: “Sau thời gian dài suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp và định hướng cho tương lai, tôi thấy công việc hiện tại không còn phù hợp với bản thân. Hiên tại, tôi đang dành thời gian để học thêm kiến thức về lĩnh vực mới tôi muốn theo đuổi. Do đó, tôi viết đơn xin nghỉ việc này mong công ty thông cảm và chấp thuận.”
Lý do 7: Bạn muốn kinh doanh riêng
Tự mở công ty kinh doanh riêng với lĩnh vực mình yêu thích chính là một tin mừng nhưng cũng là tin xấu cho công ty. Bạn sẽ cần tập trung cho công việc mới và không thể tiếp tục công việc ở công ty. Với lí do thực tế này, thì không sếp nào của bạn dám từ chối cả.
Lý do 8: Sắp lập gia đình hoặc sinh nở
Trường hợp bạn sắp kết hôn hoặc 2 người có dự định sinh sống ở quê hoặc chuẩn bị sinh con. Bạn muốn chuyển đi xa hoặc muốn tìm một công việc khác lương cao hơn để trang trải cho cuộc sống. Đây là lý do hoàn toàn có thể chấp nhận khi bạn có nhu cầu chuyển công việc.
Lý do 9: Di chuyển sang nước ngoài
Chuyển chỗ ở là một trong những lý do khôn khéo và thuyết phục nhất khiến bạn dễ dàng được cho nghỉ việc.
Cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc
Thời gian trước khi nghỉ việc là lúc bạn sẽ cảm thấy cô đơn nhất trong công ty. Thậm chí cũng không được tham gia vào các cuộc họp. Để ra đi trong sự tôn trọng và không gây cản trở công việc của công ty, bạn nên biết cách trình bày rõ ràng, khéo léo với cấp trên.
Hãy thông báo trước đó hai tuần để thể hiện sự tôn trọng tập thể, để công ty có thời gian tuyển dụng và bàn giao công việc cho người mới.
Đặc biệt, nếu bạn muốn nghỉ việc để định cư nước ngoài hoặc bắt buộc phải chuyển chỗ ở mới trong thời gian sắp tới thì cần báo sớm hơn. Nếu không bạn sẽ tạo ra bầu không khí căng thẳng cho nơi làm việc.
Tác phong xin nghỉ việc chuyên nghiệp
- Tránh nghỉ việc quá đột ngột
- Nên nói chuyện trực tiếp với cấp trên. Thông báo nghỉ việc qua mail hay nhắn tin chỉ làm bạn trong yếu đuối và sợ trao đổi nghiêm túc.
- Sếp phải là người đầu tiên nhận được quyết định nghỉ việc của bạn. Tuyệt đối không nên thông qua nhân viên khác hoặc đăng các status không hay trên Facebook cá nhân.
- Hãy trình bày ngắn gọn và súc tích.
- Hãy cảm ơn cấp trên của bạn và cho sếp bạn biết rằng bạn đã có khoảng thời gian tuyệt vời ở công ty và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm.
- Khéo léo hỏi ý kiến sếp xem bạn có thể ghi tên ông/bà ấy vào danh sách người giới thiệu khi ứng tuyển cho công việc mới hay không.
- Không trình bày, kể lể các vấn đề cá nhân
- Cam kết hoàn thành nghĩa vụ còn lại ở công ty và giúp đỡ tận tình trong việc bàn giao công việc.
- Gửi những lời chúc tốt đẹp đến lãnh đạo, đồng nghiệp và toàn thể công ty.
Có rất nhiều lý do lịch thiệp và nhẹ nhàng thay vì chê bai công ty và than phiền những vấn đề cá nhân. Bizspace khuyên bạn nên ra đi thật chuyên nghiệp và có trách nhiệm như cách mà bạn đã đến, vì biết đâu, sếp hay đồng nghiệp sẽ trở thành đối tác của bạn trong tương lai thì sao?