Khác với các kỹ năng cứng (kỹ năng thực hàng và trình độ chuyên môn), việc trang bị kỹ năng mềm là một phần quan trọng cho sinh viên trước khi rời khỏi giảng đường để chính thức bước vào nghề nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được mình cần trang bị những kỹ năng mềm cần thiết nào để sống và làm việc hiệu quả.
Bởi lẽ kiến thức lý thuyết trên sách vở có thể sẽ không giúp ích thậm chí là khi đi làm mới là lúc bạn phải học lại mọi thứ. Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cho các vị trí của họ.
Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm (tiếng Anh: soft skills) hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội là thái độ và năng lực tương tác với môi trường công việc, xã hội của một cá nhân dựa vào các kỹ năng thuộc về cảm xúc và trí tuệ chứ không phải dựa vào kiến thức hay kinh nghiệm về chuyên môn của người đó.
Các ví dụ về kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng lắng nghe & đồng cảm;
- Kỹ năng tư duy sáng tạo;
- Kỹ năng lãnh đạo;
- Kỹ năng kinh doanh;
- Kỹ năng quản lý thời gian…
Các kỹ năng mềm thuộc về tính cách của con người, nó không mang tính ứng dụng chuyên môn. Nó cũng không phải là kỹ năng cá biệt hay bẩm sinh mà đỏi hỏi có thời gian học tập, rèn luyện và thay đổi phù hợp với hoàn cảnh xã hội.
Nếu kỹ năng “cứng” thường được xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn thì kỹ năng mềm sẽ được thể hiện trong quá trình phỏng vấn hay trong các mối quan hệ xã hội.
Vai trò của kỹ năng mềm là gì?
Vai trò của kỹ năng mềm ngày được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại nhất định trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân. Tuy nhiên, trước kia sinh viên, học sinh và cả các bậc cha mẹ thường bỏ qua tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, việc rèn luyện các kỹ năng mềm ngày càng được chú trọng hơn.
Nếu bạn là người có chuyên môn giỏi, điều đó chưa đủ để giúp bạn thành công trong cuộc sống. Theo thống kê, chỉ có khoảng 30% người có IQ cao đạt được thành công trong cuộc sống. Người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Điều này cũng lý giải tại sao thanh niên Việt Nam học rất giỏi trên ghế nhà trường nhưng khi tốt nghiệp đi làm vẫn chưa đạt được thành công như mong muốn?
Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm nhiều đến kỹ năng mềm của ứng viên hơn là kỹ năng chuyên môn? Bởi công việc nào cũng yêu cầu các thành viên có thể hợp tác với những người còn lại. Đặc biệt, những người có kỹ năng mềm rất cần thiết cho những công việc tiếp xúc với khách hàng, có khả năng lắng nghe hiệu quả.
Kỹ năng mềm có thể quyết định khả năng bạn có thể trở thành ai trong xã hội. Bạn sẽ là một nhà lãnh đạo hay chỉ mãi là nhân viên; bạn sẽ rở thành thính giả hay người thương thuyết, người hòa giải xung đột….
7 Kỹ năng mềm giúp bạn thành công trong công việc
Phát triển các kỹ năng mềm dưới đây và thể hiện nó trong các sơ yếu lý lịch, thư xin việc và các cuộc phỏng vấn tạo cơ hội cho người phỏng vấn biết bạn có những kỹ năng mà công ty đang tìm kiếm sẽ giúp bạn được tuyển dụng.
Kỹ năng giao tiếp – Communication skills
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng trong hầu hết mọi công việc. Nó là một kỹ năng cần phải có vì hầu như công việc nào cũng cần giao tiếp với mọi người cho dù họ là khách hàng, sếp, đồng nghiệp, nhà tuyển dụng hoặc nhà cung cấp. Bạn cần rèn luyện khả năng nói chuyện rõ ràng và lịch sự với mọi người trực tiếp, qua điện thoại và hoặc trao đổi qua mail, tin nhắn….
Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả, bạn nên là một người lắng nghe tốt. Nhà tuyển dụng muốn những nhân viên không chỉ có thể truyền đạt ý tưởng của riêng họ mà còn lắng nghe và đồng cảm với người khác trong tổ chức.
Lắng nghe chính là một kỹ năng ứng xử đặc biệt quan trọng trong ngành dịch vụ khách hàng cũng như trong cuộc sống.
Ngoài ra, để giao tiếp tốt, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, trình bày, kỹ năng thuyết trình trước đám đông… và cả kỹ năng viết tốt.
Kỹ năng làm việc nhóm – Teamwork
Một trong những kỹ năng mềm quan trọng giúp bạn dễ dàng hòa nhập trong công việc là khả năng làm việc theo nhóm (group work/ team work). Người quản lý tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thể làm việc tốt với những người khác. Kỹ năng làm việc theo nhóm giúp bạn hoàn thành tốt nhiều dự án lớn và tham gia đóng góp trong các cuộc họp của bộ phận. Bạn cần có khả năng làm việc với người khác ngay cả khi bạn không phải lúc nào cũng mắt đối mặt.
Một số kỹ năng liên quan đến làm việc nhóm bao gồm kỹ năng đàm phán, khả năng chấp nhận và áp dụng phản hồi từ người khác.
Kỹ năng tư duy phản biện – Critical Thinking
Bất kể bạn ứng tuyển công việc gì thì nhà tuyển dụng cũng muốn các ứng viên của mình có thể phân tích tình huống và đưa ra quyết định sáng suốt. Cho dù bạn đang làm việc xử lý dữ liệu, giảng dạy hoặc các công việc kỹ thuật cũng cần có khả năng hiểu vấn đề, suy nghĩ nghiêm túc và đưa ra giải pháp thích hợp nhất.
Để rèn luyện tốt kỹ năng liên quan đến tư duy phản biện, bạn có thể chú ý đến khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving skills), kỹ năng ra quyết định (Decision-making skills)…
Kỹ năng lãnh đạo – Leadership
Nếu bạn đang phỏng vấn cho các công việc có tiềm năng thăng tiến, nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi bạn về nguyện vọng thăng tiến trong công việc. Đó là lúc họ đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo tương lai cho bộ phận đó. Và họ sẽ muốn nhận thấy những yếu tố lãnh đạo trong bạn khi phỏng vấn.
Mặc dù không phải tất cả công việc mở ra cơ hội ở vai trò lãnh đạo, nhưng những lúc cần thiết, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ muốn biết rằng bạn có khả năng đưa ra quyết định khi gặp khó khăn. Đồng thời có thể quản lý các tình huống và ảnh hưởng tích cực đến đồng nghiệp.
Các kỹ năng liên quan giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc:
- Quản trị xung đột
- Giải quyết xung đột
- Giao dịch
- Kỹ năng quản lý cuộc họp
- Kỹ năng đào tạo, huấn luyện đội nhóm
- Quyết định
- Kỹ năng dẫn đoàn
- Giải quyết tranh chấp
- Tạo điều kiện
- Đưa ra phản hồi rõ ràng
- Truyền cảm hứng cho mọi người
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ – Relationship-building skills
Thái độ tích cực – Positive Attitude
Hầu hết nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những người có thái độ tích cực có thể lan tỏa cho văn phòng làm việc. Họ cũng muốn những nhân viên sẽ thân thiện với người khác, luôn hăng hái trong công việc và hòa đồng với tập thể.
Đó là lý do vì sao bạn nên rèn luyện thái độ tích cực trong suy nghĩ và trong mọi tình huống. Đặc biệt nếu bạn phải làm việc trong môi trường đầy áp lực và căng thẳng, đòi hỏi khả năng xử lý tình huống nhanh chóng.
Các kỹ năng rèn luyện thái độ tích cực:
- Sự tự tin,
- Khả năng hợp tác
- Tác phong lịch thiệp
- Sự trung thực
- Khả năng hài hước;
- Sự kiên nhẫn;
- Thái độ tôn trọng người khác
Tinh thần kỷ luật công việc việc cao
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm các ứng cử viên có kỷ luật và trách nhiệm trong công việc mạnh mẽ. Những người có trách nhiệm cao trong công việc là người làm việc đúng giờ, không trể deadline, luôn tập trung và luôn ngăn nắp. Bên cạnh đó, họ có thể chủ động dự trù thời gian và hoàn thành công việc một cách triệt để. Ngoài ra, họ có thể làm việc độc lập hoặc kết hợp với nhóm rất tốt.
Tính kỷ luật trong công việc rất khó để đào tạo, vì vậy các nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng nếu bạn có thể chứng minh điều đó trong đơn xin việc và trong buổi phòng vấn.